Tư vấn kinh nghiệm mua nhà đất Thành phố Hồ Chí Minh nhanh chóng nhất
Với những cư dân hiện đang sống trong các chung cư, cần tích cực học và rèn luyện kỹ năng ứng phó với các biến cố; kỹ năng thoát hiểm, cứu hỏa, cứu hộ, cứu nạn cho chính bản thân mình và những người khác. Đặc biệt, cũng nên đào tạo những kỹ năng này cho trẻ em.
10 tiêu chí chọn mua chung cư an toàn
Tại Tp.HCM, loại hình nhà ở chung cư đang phát triển khá nhanh. Tuy nhiên, sau khi có nhiều sự cố liên quan đến hỏa hoạn xảy ra, nhiều chủ nhà không khỏi bất an khi đang sống trong các tòa nhà cao tầng. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn chọn mua được chung cư an toàn:
1. Chọn dự án chung cư không quá cao tầng, tốt nhất là khoảng 10 tầng, hoặc bạn không nên chọn các tầng quá cao. Ở tầng cao đương nhiên sẽ khó khăn hơn khi có sự cố phải chạy thoát hiểm hoặc cứu hộ gặp khó khăn khi xảy ra hỏa hoạn.
2. Chọn chung cư có khoảng trống và đường nội bộ vòng quanh để thuận lợi cho xe cứu hỏa cũng như việc triển khai cứu hộ dễ dàng áp sát chân công trình tại tất cả các vị trí trên mặt bằng.
3. Thông thường, những tòa nhà chung cư không có tầng hầm sẽ an toàn hơn so với chung cư có tầng hầm hoặc có nhiều tầng hầm. Với kiểu quy hoạch đô thị Việt Nam hiện nay, tầng hầm tại các công trình rất dễ bị ngập nước, gây hỏng xe.
Đó là chưa kể, tầng hầm thường ít có lối thoát hơn tầng nổi nên sẽ khó khăn hơn trong công tác cứu hỏa, cứu hộ. Trong hoàn cảnh nào đó, những người bị kẹt lại ở tầng hầm cũng gặp nguy hiểm hơn so với ở trên tầng nổi. Điều này giải thích tại sao một số dự án cao cấp, chủ đầu tư không xây tầng hầm để xe.
4. Chọn dự án có giao thông thuận tiện, logic, mạch lạc. Theo đó, khoảng cách từ căn hộ hoặc bất kỳ điểm nào trên mặt bằng đi về các cửa thoát hiểm đều phải không quá dài. Hành lang, sảnh cầu thang cũng phải có độ rộng phù hợp để dễ thoát hiểm. Đặc biệt, thang máy và thang bộ phải đảm bảo đủ công suất tải khi đông người.
5. Chọn chung cư có cầu thang thoát hiểm đủ công suất và đạt tiêu chuẩn. Đó là thang được thiết kế kín, có các cánh cửa chống cháy ngăn cách với khu vực sảnh tầng, có đủ hệ thống chiếu sáng, thông gió khi chẳng may hỏa hoạn xảy ra, vách thang cũng phải làm bằng chất liệu chịu lửa, chịu nhiệt tốt. Một số chung cư cao cấp hiện còn trang bị hệ thống thang thoát hiểm tách biệt với cầu thang bộ thông thường.
6. Chọn dự án có hệ thống cầu thang bộ, hành lang trên các mặt bằng có lắp đặt đầy đủ chiếu sáng và thông thoáng tự nhiên. Vì một khi sự cố xảy ra có thể sẽ mất điện khiến việc tìm đường thoát hiểm trở nên khó khăn hơn nhiều nếu hành lang thiếu sáng và khói xông, nhất là thiếu dưỡng khí.
7. Chung cư phải có hệ thống biển báo chỉ dẫn thoát hiểm, hệ thống chiếu sáng khẩn cấp đầy đủ ngay cả khi nguồn điện chính bị ngắt.
8. Chọn căn hộ có hướng tiếp cận ra ngoài chỗ thông thoáng chẳng hạn như ban công, logia, công trình cũng phải có các khu vực tương tự như sân chung trên tầng, sân thượng để khi có sự cố có thể tiếp cận cứu hộ bằng các phương tiện như cần cẩu, đệm hơi…
9. Kiểm tra hệ thống báo cháy để chắc rằng nó đã được đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, báo đúng và kịp thời. Một số tòa nhà, chung cư cao cấp có thể trang bị hệ thống chữa cháy tự động tại khu vực báo cháy (vòi phun từ trần xuống). Nếu là hệ thống chữa cháy bằng vòi phun nước và bình xịt thì luôn phải trong tình trạng sẵn sàng và sử dụng hiệu quả.
10. Bộ phận quản lý và thông tin tòa nhà phải nhanh chóng, chuyên nghiệp để khi có tình huống xấu có thể ứng phó nhanh nhất. Cần thiết xây dựng kịch bản ứng phó đối với từng hoàn cảnh cụ thể, thường xuyên tổ chức diễn tập định kỳ.
Với những cư dân hiện đang sống trong các chung cư, cần tích cực học và rèn luyện kỹ năng ứng phó với các biến cố; kỹ năng thoát hiểm, cứu hỏa, cứu hộ, cứu nạn cho chính bản thân mình và những người khác. Đặc biệt, cũng nên đào tạo những kỹ năng này cho trẻ em.
Kinh nghiệm mua nhà chung cư TPHCM
Bước 1: Xác định khu vực sẽ sinh sống
Việc xác định khu vực sẽ sinh sống căn cứ vào chữ “tiện”. Tiện ích là vấn đề được người mua nhà để ở quan tâm hàng đầu. Trong đó, có thể kể đến các yếu tố: Gần bệnh viện, gần nơi làm việc, gần trường học, gần chợ…
Do đó, bạn cần trả lời 4 câu hỏi sau đây để giúp xác định mình muốn sinh sống.
– Nơi ở có gần bệnh viện không?
– Vợ chồng có gần nơi làm việc không?
– Con cái có tiện đi học không?
– Có gần siêu thị hoặc chợ không?
Nên nhớ, đừng bao giờ mua căn nhà chỉ vì nó đẹp long lanh (như quảng cáo) và Bạn thấy thích. Hãy mua căn nhà tiện lợi nhất cho nhu cầu an cư của chính Bạn và các thành viên trong gia đình mình.
Trong thời gian sắp tới khi Việt Nam hoàn thành và đưa vào sử dụng các tuyến Metro thì cũng nên lưu ý thêm yếu tố gần tuyến Metro như ở Singapore hoặc Malaysia.
Bước 2: Xác định khoản tiền sẽ mua nhà
Bạn muốn mua nhà bao nhiêu tiền? Tiền tự có hay góp cùng với vợ/chồng/anh chị em/ cha mẹ? Có phải vay ngân hàng không? Nếu vay thì vay bao nhiêu?
Theo kinh nghiệm tư vấn hơn hàng trăm khách hàng đã mua nhà của mình, khoản vay an toàn là khoản vay không quá 50% tổng giá trị căn nhà và khoản tiền phải trả ngân hàng hàng tháng không quá 50% thu nhập. Từ đó Bạn có thể tính ra số tiền phải trả hàng tháng và thời hạn vay ngân hàng.
Ví dụ: Bạn cần mua căn hộ chung cư khoảng 700tr thì chỉ nên vay không quá 50% là 375tr. Giả sử thu nhập của Bạn (cả 2 vợ chồng) là 20tr/tháng thì hàng tháng sẽ dành tối đa 10tr để trả tiền mua nhà. Trường hợp bạn chọn vay ngân hàng, phương án trả cả gốc lẫn lãi hàng tháng thì cần tìm ngân hàng có gói cho vay mua nhà để tính toán tiền vay phải trả.
Giả sử bạn tìm được ngân hàng cho vay với thời gian 10 năm, lãi suất 15%/năm (rất nhiều). Sau khi tính toán thì số tiền phải trả hàng tháng tối đa là 7.812.500đ. Nếu thời gian ngân hàng cho vay dài hơn và lãi suất cho vay thấp hơn thì rất tuyệt vời, nhưng phần lớn các sản phẩm cho vay từ ngân hàng đều có điều chỉnh lãi suất theo 06 tháng hay 12 tháng, và nên nhớ tiền lãi giảm dần theo thời gian.
Lưu ý: Hãy cẩn thận với những ngân hàng đang có gói lãi suất ưu đãi với lãi suất thấp (ví dụ: Lãi suất 6%-8% thường chỉ áp dụng cho năm đầu tiên, các năm sau lãi suất sẽ thả nổi).
Bước 3: Xác định bất động sản cụ thể sẽ mua
Câu hỏi quan trọng cần trả lời ở bước này: Chọn nhà riêng lẻ hay chung cư?
Nhà riêng lẻ có ưu điểm là tự do, trong khi đó nhà chung cư lại được bảo vệ tốt hơn. Nếu nhà có nhiều trẻ con, người già thường xuyên phải ở nhà một mình, chung cư là lựa chọn sáng suốt. Còn nếu Bạn đang độc thân hoặc vợ chồng son mới cưới thì có thể chọn nhà riêng lẻ.
Từ đó, lên danh sách các bất động sản tại khu vực Bạn đang quan tâm. Bạn có thể tìm bất động sản từ tất cả các nguồn, đi xem, xem càng nhiều càng tốt, các điểm cần chú ý khi đi xem là cư dân xung quanh và các tiện ích đã nêu ở bước 1. Nên tạo ra 1 danh sách để kiểm tra, so sánh. Có thể tìm một chuyên viên tư vấn BĐS chuyên nghiệp để đỡ tốn thời gian. Lưu ý, tại Việt Nam người đi mua nhà không phải trả tiền môi giới.
Bước 4: Xác định pháp lý
Đây là bước rất quan trọng, nên nhờ 1 luật sư hoặc chuyên viên tư vấn có thâm niên kinh nghiệm hỗ trợ.
Nhà phải có sổ hồng, căn hộ chung cư phải có hợp đồng hoàn chỉnh về mặt pháp lý, chủ đầu tư uy tín, có ngân hàng liên kết cho vay thì việc giải ngân vốn vay mới thuận lợi. Quy định chung của ngân hàng hiện nay là nhà ở riêng lẻ diện tích từ 30m2 trở lên mới được vay. Chung cư thì phụ thuộc vào chủ đầu tư, giá trị hợp đồng và nguồn thu nhập (chứng minh được) ở bước 2.
Mua nhà của ai còn quan trọng hơn việc mua cái gì. Người bán (cả chủ nhà riêng lẻ hay chủ đầu tư) có uy tín và có tốt thì mới nên giao dịch.
Bước 5: Tiến hành giao dịch
Nên xin hồ sơ chuyển sang ngân hàng để thẩm định trước về thủ tục vay trước khi xúc tiến ký hợp đồng đặt cọc mua nhà. Nếu ngân hàng đồng ý cho vay, Bạn mới ký hợp đồng mua nhà. Một số dự án chung cư có liên kết với ngân hàng nên thủ tục cho vay cũng sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên phải lưu ý là từng ngân hàng khác nhau cũng có những quy định khác nhau.
Sai lầm thường gặp là ký tên mua nhà rồi mới đưa hồ sơ qua ngân hàng thẩm định, việc này rất rủi ro trong trường hợp ngân hàng không đồng ý cho vay thì bạn sẽ có nguy cơ mất tiền đặt cọc rất lớn.
Làm tốt 5 bước trên thì Bạn sẽ giảm được rủi ro ở mức tối thiểu khi tiến hành mua nhà, đặc biệt với những người mua nhà lần đầu, thiếu kinh nghiệm.
9 kinh nghiệm bỏ túi khi mua đất thổ cư
Rất nhiều người do không am hiểu về các thủ tục, pháp lý cũng như kinh nghiệm để chọn mua đất thổ cư nên đã gặp rất nhiều khó khăn. Dưới đây là những kinh nghiệm thực tế nhất giúp người mua sở hữu được một mảnh đất đẹp và ưng ý.
Việc tìm cho mình một mảnh đất để an cư lạc nghiệp là vô cùng quan trọng. Do đó, không nên nóng vội và cần phải có thời gian để nghiên cứu tổng thể thị trường cũng như chọn lựa những vị trí cụ thể. Những lưu ý dưới đây sẽ giúp chúng ta tránh được rất nhiều rắc rối sau này cũng như những sai lầm gây tốn kém những khoản không cần thiết sau này.
1/ Tìm hiểu thông tin chung về khu đất
Việc trước tiên nên làm khi quyết định mua một mảnh đất thổ cư đó là cần phải tìm hiểu thật kỹ khu đất đó thuộc diện như thế nào, khu dân sinh có tốt không, giao thông có thuận tiện không. Nếu như mảnh đất gần trường học, bệnh viện, chợ,… thì cuộc sống ở đó sẽ rất thuận tiện.
Bên cạnh đó, cần phải rất chú ý đó là các vấn đề về pháp lý như mảnh đất cần mua có nằm trong diện giải tỏa, quy hoạch của khu vực hay không. Đồng thời, cũng nên kiểm tra hồ sơ địa chính Sở Tài Nguyên và Môi trường hoặc cấp xã, huyện xem khu vực đó có dự án nào không.
2/ Đất phải có sổ đỏ
Vấn đề vô cùng quan trọng vì nó quyết định đến tính pháp lý của mảnh đất. Tốt hơn hết nên mua đất đã có sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hợp pháp của chính mảnh đất mình cần mua để tránh tranh chấp và dễ dàng hơn trong việc đền bù nếu có thu hồi.
Sổ đỏ quyết định đến tính pháp lý của mảnh đất.
Có rất nhiều trường hợp chẳng hạn như mảnh đất chúng ta muốn mua có diện tích chỉ 40m2, tuy nhiên khi yêu cầu xem sổ đỏ thì trong sổ lại có diện tích lớn hơn 40m2 (có thể là 80m2 hoặc lớn hơn, tức là phần đất mà họ rao bán là phần nằm trong sổ lớn này và phần này chưa có tách sổ). Có thể chủ nhà sẽ lấy lí do đang chờ tách sổ và trước mắt bán với hình thức tạm viết tay đến khi có sổ sẽ chuyển cho chúng ta.
Tuy nhiên, hãy nhớ đừng bao giờ chấp nhận lý do sau này sẽ tách sổ vì chúng ta không thể chắc chắn thời điểm khi nào mới có sổ riêng. Khi quyết định vội vàng bạn sẽ có nguy cơ “tiền mất tật mang” bởi pháp luật không công nhận mua bán theo hình thức này.
3/ Lựa chọn hướng mảnh đất
Một mảnh đất lý tưởng là nằm ở hướng Nam hay Đông Nam. Ông bà xưa vẫn có câu “lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam”. Hướng Nam hay Đông Nam là 2 hướng khí hậu ôn hòa, lý tưởng bậc nhất cho việc xây nhà.
4/ Vị thế và diện tích mảnh đất
Mảnh đất tốt nhất đó là chiều rộng (thường gọi là mặt tiền) và chiều dài (hay chiều sâu) có một tương quan tỷ lệ (thích hợp nhất là cạnh rộng bằng 2/3 cạnh dài sẽ dễ bố trí được ngôi nhà đẹp).
Nếu bạn là người làm ăn kinh doanh hẳn sẽ rất coi trọng vấn đề về vị thế mảnh đất. Mảnh đất phải nằm ở vị trí đẹp, bằng phẳng, phía trước mặt không nên có cây lớn, cột điện, hay con đường cắm thẳng vào khu đất bởi điều này theo phong thủy là không tốt.
5/ Môi trường sống xung quanh
Tuy là đất thổ cư nhưng mảnh đất mà bạn đang định mua nếu rước đó làm bãi rác, nhà tù hay nghĩa trang thì nên tránh. Nếu là đất đất ruộng, đất nông trại hay đất mới khai khẩn thì rất tốt. Những khu đất trong khu vực có dân trí cao, đường rộng hè thoáng ô tô có thể vào được, điện nước đầy đủ,… luôn hấp dẫn người mua.
6/ Mảnh đất, nhà tạm không nằm trên hệ thống cống thoát nước
Có không ít ngôi nhà cũ, đặc biệt là ở những khu tập thể cũ ngày xưa vì nhiều lý do cơi nới, hoặc thay đổi hình dạng mảnh đất nên có những trường hợp mảnh đất nằm trên hệ thống thoát nước thải của khu. Vấn đề này rất nghiêm trọng, bởi nó không những ảnh hưởng không tốt tới vấn đề phong thủy mà còn gây cản trở rất lớn khi bạn có ý đinh xây nhà, tiến hành đào móng….
7/ Cần tìm hiểu kỹ về địa chất mảnh đất
Đây là vấn đề vô cùng quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng nhà sau này. Những khu đất nằm trên các khu vực ao hồ lấp địa chất nền đất thường rất yếu. Do đó, khi mua đất cần tìm hiểu kỹ về vấn đề này. Địa chất nền đất yếu sẽ dẫn đến rất tốn kém về chi phí gia cố nền đất về sau.
Nên tránh những khu vực ao hồ lấp khi mua đất vì địa chất nền đất những nơi này rất yếu.
8/ Lối đi vào không có tranh chấp
Thực tế tại những đô thị lớn có rất nhiều mảnh đất mà lối vào đang xảy ra tranh chấp chưa thể giải quyết. Cũng vì nguyên nhân này mà rất nhiều gia đình rao bán đất. Nếu chúng ta không để ý và không tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi quyết định mua và rồi sau đó mới phát hiện ra thì đã quá muộn. Không ít người mua bán nhà đất gặp phải tình huống dở khóc dở cười này.
9/ Phải có chữ ký của tất cả những người có liên quan trong hợp đồng mua đất
Khi mua đất thổ cư, cần thận trọng trong những vấn đề liên quan tới hợp đồng mua đất, chẳng hạn như hợp đồng phải có chữ ký xác nhận của cả chồng và vợ (bên bán), con cái, bố mẹ, anh chị em trong gia đình (xem trong sổ hộ khẩu gia đình) để tránh tranh chấp về tài sản sau đó. Nhất là hợp đồng này phải có xác nhận của cơ quan công chứng.
Với những trường hợp đất là tài sản thừa kế, thì trước khi làm hợp đồng đặt cọc, những thành viên được thừa kế phải cùng ký vào biên bản đồng ý bán đất. Làm như vậy bạn mới chắc chắn và không sợ tranh chấp giằng co.
Leave a Reply