Tư vấn kinh nghiệm tìm nhà trọ ở Hà Nội cho sinh viên

Tìm

Hỏi về tìm nhà trọ ở Hà Nội, tìm nhà trọ sinh viên tại Hà Nội

Mình tên là Nguyễn Thị Mai, hiện đang ở Nam Định. Mình đang có nhu cầu tìm nhà trọ sinh viên ở Hà Nội. Do thời gian tới mình chuyển lên trên đó học nhưng do không quen biết ai và cũng không biết đường Hà Nội nên không biết nhờ ai. Mình muốn tìm một nhà trọ sạch sẽ và rộng rãi để học tập và sinh hoạt. Vì vậy mong NhaDatSo.com tư vấn tìm nhà trọ ở Hà Nội giúp mình. Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Bạn Mai thân mến!

Thủ đô Hà Nội là nơi có nhiều cơ hội việc làm cũng như là địa điểm của nhiều trường Đại học, Cao Đẳng. Hàng năm lượng lao động làm việc tại Hà Nội cũng như sinh viên lên học tập khá đông. Nhu cầu tìm nhà trọ ở Hà Nội rất lớn.

Theo đó mà dịch vụ cho thuê cũng ngày một nhiều, nhưng không đơn giản để tìm cho mình 1 nhà trọ như ý muốn. Có những khu nhà trọ tại Hà Nội an ninh không tốt, thường xuyên xảy ra trộm cắp. Hoặc cả những khu không đảm bảo điều kiện vệ sinh nên rất dễ gây bệnh.

Thời điểm này có nhiều sinh viên nên nhập học nên nhu cầu tìm nhà trọ sinh viên tại Hà Nội càng cao, nên việc tìm một chỗ ở cho các bạn khó khăn hơn. Đặc biệt là tìm một không gian để các bạn có thể học tập tốt và nghỉ ngơi cũng như sinh hoạt thoải mái. Để đáp ứng nhu cầu của các bạn sinh viên, NhaDatSo.com sẽ tư vấn và giúp các bạn tìm nhà trọ ở Hà Nội.

Các bạn đang muốn tìm nhà trọ sinh viên tại Hà Nội cùng tham khảo:

  • Nhà trọ sinh viên tại Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội

Căn nhà bao gồm 7 phòng trọ cho thuê bao gồm 7 phòng với diện tích từ 20 – 25 m2, có thềm điều hòa, nóng lạnh, vệ sinh ngoài. Có bếp nấu ăn và ban công. Chỗ để xe ở ngay tầng 1, nhà gần đường Hoàng Quốc Việt và gần chợ.

Phòng phù hợp với cả những người đi làm, sinh viên đang học tại Hà Nội vì an ninh tốt, hàng xóm thân thiện và hàng tuần có dọn vệ sinh chung. Môi trường hoàn toàn phù hợp với các bạn sinh viên để học tập cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Đối với đối tượng đang tìm nhà trọ sinh viên ở Hà Nội với điều kiện tốt, thoải mái, sạch sẽ và an toàn thì có thể tham khảo Phùng Chí Kiên, Cầu Giấy.

Khu nhà gần các trung tâm Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Khánh Toàn… nên thuận tiện cho việc đi lại. An ninh tốt, phù hợp cho cả người đi làm lẫn sinh viên đang học trên địa bàn Hà Nội.

  • Nhà trọ cho thuê tại Pháo Đài Láng

Vị trí gần các trường Đại học Ngoại Thương, Đại học Luật, Ngoại Giao, ngõ đối diện cổng trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Quân đội. Phòng đẹp, an ninh tốt, hàng xóm thân thiện,… phù hợp với cả người đi làm và sinh viên đang học tại Hà Nội. Đáp ứng được nhu cầu cho các bạn đang tìm nhà trọ ở Hà Nội.

Tư vấn những điều tân sinh viên cần biết khi

1. Cần xác định trước khu vực thuê và giá thuê

Điều đầu tiên các bạn cần làm trước khi bắt đầu công cuộc đi tìm phòng trọ, đó là xác định xem mình sẽ thuê nhà ở khu vực nào và mức giá tầm khoảng bao nhiêu.

Về khu vực thuê, một lựa chọn tối ưu cho các bạn tân sinh viên đó là thuê gần trường, tốt nhất là trong vòng bán kính 1-2km xung quanh trường. Theo đó, các bạn sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí đi lại. Ví dụ, nếu bạn cách trường chừng 6-7km, bạn sẽ phải dậy thật sớm bắt 1 hoặc 2 tuyến xe buýt hoặc tự đi xe đến trường. Trong khi các bạn ở gần trường vừa tiết kiệm được cả tiếng đồng hồ đó để làm các việc khác vừa không phải chen chúc trên những chuyến xe buýt luôn “chật cứng” vào mỗi giờ cao điểm sáng – chiều. Hơn nữa với các bạn yêu thích hoạt động ngoại khóa, thích lên thư viện, thích học ở giảng đường, v.v. thì việc ở gần trường sẽ càng tạo điều kiện cho các bạn theo đuổi sở thích, đam mê của mình.

2. Chi phí đi lại cũng là vấn đề cần cân nhắc.

Một lưu ý nhỏ nữa là các bạn nên tìm phòng ở những gần chợ, bởi một điều chắc chắn là bạn sẽ phải chịu tình trạng chi phí sinh hoạt đắt đỏ nếu ở những nơi không có chợ hoặc siêu thị. Việc đi chợ, nấu cơm ăn ở nhà, sẽ giúp các bạn không những tiết kiệm chi phí mà còn có được những bữa ăn đảm bảo chất lượng, nhất là trong thời buổi “làm liều, làm bẩn”, mất vệ sinh an toàn thực phẩm của các quán ăn hiện nay.

Về giá thuê, bạn cần cân đối với ngân sách hàng tháng bố mẹ chu cấp cho bạn để xác định cho mình một khoảng tiền thuê phòng ở mức chấp nhận được. Một số yếu tố quan trọng quyết định đến giá thuê phòng:

  • Loại phòng: Phòng trọ trong dãy nhà trọ sinh viên, phòng ở chung nhà với chủ, phòng ở nhà nguyên căn, hay phòng ở chung cư. Phòng khép kín hay không khép kín? Phòng có gác xép hay không có gác? Phòng có thể ở được mấy người?
  • Khu vực: Phòng ở các quận trung tâm hay ngoại thành, gần chợ, bệnh viện hay không?
  • Diện tích phòng và số người ở: Phòng rộng khoảng bao nhiêu có thể ở được một người hay 2-4 người?

Sau khi đã xác định được khu vực cũng như mức giá mình muốn thuê, trong thời buổi công nghệ số như hiện nay, bạn nên tận dụng nó bằng việc tìm kiếm trên Google hoặc các trang web rao vặt về lĩnh vực bất động sản với các từ khóa như “phòng trọ sinh viên giá rẻ”, “tìm nhà trọ sinh viên”, “phòng trọ sinh viên TPHCM”, Hà Nội cho thuê phòng“,v.v. Lợi ích đầu tiên là bạn sẽ “ướm” được một mức giá thuê phòng tại khu vực mà bạn muốn là bao nhiêu. Đây chỉ là một chi tiết nhỏ thôi nhưng lại rất hữu ích cho các Tân sinh viên – đối tượng thường xuyên bị “bắt nạt”, “hét giá” từ những người chủ nhà. Ngoài ra, bạn sẽ có được một lượng thông tin kha khá về phòng cho thuê để lựa chọn.

3. Tìm hiểu thông tin và xem xét thật kỹ phòng trọ bạn sắp thuê

Khi bạn có thông tin về một phòng trọ nào đó, bất kể từ nguồn nào: do người thân quen giới thiệu, từ các trung tâm trợ giúp của Đoàn Thanh niên trường, hay từ các tin rao vặt bất động sản hay cho thuê nhà trọ giá rẻ trên mạng, bạn nên hỏi trực tiếp người đã giới thiệu cho mình hoặc gọi điện trước theo số điện thoại được cung cấp để hỏi chủ nhà một số thông tin cần thiết. Giá phòng, giá điện nước, phí phát sinh, diện tích, loại phòng, số người được ở, quy định về giờ giấc là một số thông tin cần thiết bạn nên hỏi trước. Rất nhiều trường hợp khi đến xem phòng, chất lượng, không gian phòng ở rất tốt nhưng lại quy định về trước 9h tối và không được phép cho bạn bè đến chơi. Nếu bạn không tuân thủ được những quy định ngặt nghèo này, vậy là bạn đã lãng phí thời gian và công sức đến xem phòng.

Ngược lại nếu bạn đã ưng ý với phòng trọ giá rẻ nào đó, bạn gọi điện trước cho chủ nhà và nắm được một số thông tin mà bạn thấy tạm ổn, bạn nên đến tận nơi xem phòng ngay để kiểm chứng lại vì không gì tốt hơn là “trăm nghe không bằng một thấy”. Hơn nữa khi đến xem phòng bạn cũng sẽ xác định được phòng đó có quá xa hay không, an ninh có phức tạp hay không, có gần các quán karaoke hay các khu vực trị an phức tạp hay không, đường vào có ngoằn nghèo, quanh co quá không, có phải đi qua những khu đất vắng vẻ, trống trải hay không? Tất cả những điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến an ninh xung quanh phòng trọ đó. Tuyệt đối tránh những nơi gần quán karaoke, các khu đất hoang vắng, ít người đi lại.

Mặt khác, bạn cũng có thể khéo léo hỏi thăm những người hàng xóm xung quanh phòng trọ để biết được phòng trọ hoặc chủ nhà ở đó ra sao. Ví dụ nếu bạn biết một người thuê phòng cùng dãy trọ đã ở đó từ 1-2 năm, chắc hẳn bạn sẽ yên tâm hơn là một khu trọ mà tần suất chuyển đi chuyển vào được tính bằng tháng. Hoặc qua một vài cách bắt chuyện bạn cũng có thể biết được khu trọ đó có hay xảy ra các vụ trộm cắp, mất laptop, điện thoại, xe cộ hay không.

4. Kiểm tra các thông tin hợp đồng, đặt cọc

Sau khi đã xem xét căn phòng bạn sắp thuê cũng như tìm hiểu được một số thông tin về tình hình an ninh xung quanh, nếu cảm thấy chỗ đó hợp với mình, bạn nên nói chuyện với chủ nhà về việc làm hợp đồng và đặt cọc. Bạn cần trao đổi với chủ nhà rõ ràng về các khoản chi phí: tiền phòng, tiền điện nước, tiền vệ sinh, tiền gửi xe, tiền internet, các khoản chi phí phát sinh và những khoản này phải được ghi trong hợp đồng đầy đủ. Một lưu ý khác đó là hình thức trả tiền nhà, một tháng một, 3 tháng hay 6 tháng một lần. Hãy cố gắng hạn chế việc trả tiền nhà theo 6 tháng một.

Đặt cọc cũng là một điều bạn phải hỏi kỹ, số tiền đặt cọc bao nhiêu, bạn có lấy lại được số tiền đó khi chuyển đi không, điều kiện để được nhận lại là như thế nào?

Bạn cũng cần kiểm tra tình trạng của hệ thống điện nước, nhà vệ sinh, cửa rả v.v trong phòng tại thời điểm ký hợp đồng, để không bị bắt “đền oan” sau này khi bạn chuyển đi. Nếu có hỏng hóc gì thì hãy yêu cầu chủ nhà sửa ngay. Thêm vào đó, bạn cũng cần xem số điện, nước tại thời điểm bạn bắt đầu, tránh trường hợp sau này bạn phải trả cả tiền cho người dùng trước đó.

5. Tìm hiểu thông tin và xem xét thật kỹ phòng trọ bạn sắp thuê

Khi bạn có thông tin về một phòng trọ nào đó, bất kể từ nguồn nào: do người thân quen giới thiệu, từ các trung tâm trợ giúp của Đoàn Thanh niên trường, hay từ các tin rao vặt bất động sản hay cho thuê nhà trọ giá rẻ trên mạng, bạn nên hỏi trực tiếp người đã giới thiệu cho mình hoặc gọi điện trước theo số điện thoại được cung cấp để hỏi chủ nhà một số thông tin cần thiết. Giá phòng, giá điện nước, phí phát sinh, diện tích, loại phòng, số người được ở, quy định về giờ giấc là một số thông tin cần thiết bạn nên hỏi trước.

Rất nhiều trường hợp khi đến xem phòng, chất lượng, không gian phòng ở rất tốt nhưng lại quy định về trước 9h tối và không được phép cho bạn bè đến chơi. Nếu bạn không tuân thủ được những quy định ngặt nghèo này, vậy là bạn đã lãng phí thời gian và công sức đến xem phòng.

Ngược lại nếu bạn đã ưng ý với phòng trọ giá rẻ nào đó, bạn gọi điện trước cho chủ nhà và nắm được một số thông tin mà bạn thấy tạm ổn, bạn nên đến tận nơi xem phòng ngay để kiểm chứng lại vì không gì tốt hơn là “trăm nghe không bằng một thấy”.

Hơn nữa khi đến xem phòng bạn cũng sẽ xác định được phòng đó có quá xa hay không, an ninh có phức tạp hay không, có gần các quán karaoke hay các khu vực trị an phức tạp hay không, đường vào có ngoằn nghèo, quanh co quá không, có phải đi qua những khu đất vắng vẻ, trống trải hay không? Tất cả những điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến an ninh xung quanh phòng trọ đó. Tuyệt đối tránh những nơi gần quán karaoke, các khu đất hoang vắng, ít người đi lại.

Mặt khác, bạn cũng có thể khéo léo hỏi thăm những người hàng xóm xung quanh phòng trọ để biết được phòng trọ hoặc chủ nhà ở đó ra sao. Ví dụ nếu bạn biết một người thuê phòng cùng dãy trọ đã ở đó từ 1-2 năm, chắc hẳn bạn sẽ yên tâm hơn là một khu trọ mà tần suất chuyển đi chuyển vào được tính bằng tháng. Hoặc qua một vài cách bắt chuyện bạn cũng có thể biết được khu trọ đó có hay xảy ra các vụ trộm cắp, mất laptop, điện thoại, xe cộ hay không.

6. Kiểm tra các thông tin hợp đồng, đặt cọc

Sau khi đã xem xét căn phòng trọ bạn sắp thuê cũng như tìm hiểu được một số thông tin về tình hình an ninh xung quanh, nếu cảm thấy chỗ đó hợp với mình, bạn nên nói chuyện với chủ nhà về việc làm hợp đồng và đặt cọc. Bạn cần trao đổi với chủ nhà rõ ràng về các khoản chi phí: tiền phòng, tiền điện nước, tiền vệ sinh, tiền gửi xe, tiền internet, các khoản chi phí phát sinh và những khoản này phải được ghi trong hợp đồng đầy đủ. Một lưu ý khác đó là hình thức trả tiền nhà, một tháng một, 3 tháng hay 6 tháng một lần. Hãy cố gắng hạn chế việc trả tiền nhà theo 6 tháng một.

Đặt cọc cũng là một điều bạn phải hỏi kỹ, số tiền đặt cọc bao nhiêu, bạn có lấy lại được số tiền đó khi chuyển đi không, điều kiện để được nhận lại là như thế nào?

Bạn cũng cần kiểm tra tình trạng của hệ thống điện nước, nhà vệ sinh, cửa rả v.v trong phòng tại thời điểm ký hợp đồng, để không bị bắt “đền oan” sau này khi bạn chuyển đi. Nếu có hỏng hóc gì thì hãy yêu cầu chủ nhà sửa ngay. Thêm vào đó, bạn cũng cần xem số điện, nước tại thời điểm bạn bắt đầu, tránh trường hợp sau này bạn phải trả cả tiền cho người dùng trước đó.

7. Tìm người ở ghép

Rất nhiều trường hợp các bạn tân sinh viên khi tìm được một căn phòng đẹp, rộng rãi để thuê nhưng lại không đủ khả năng chi trả, “bỏ thì tiếc”. Các bạn hoàn toàn có thể nghĩ đến giải pháp tìm người ở ghép. Hãy hỏi các bạn cùng quê, hoặc người thân quen mình trước, vì đó là những người mà bạn biết được gốc gác cụ thể rồi.

Nếu không có, hãy dán các mẩu tin tìm người ở ghép trên bảng tin của trường, của khu phố, trước cửa nhà trọ… hoặc đăng tin lên các trang web rao vặt Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên bạn cần hết sức lưu ý trong việc chọn người ở ghép cùng và cẩn thận với những tài sản giá trị của mình, khi mà chưa rõ về bạn cùng phòng đó. Vì rất nhiều trường hợp đến ở cùng được mấy hôm, rồi cũng “mất hút” với một số đồ đạc trong phòng luôn.

Trên đây là một số chia sẻ nhỏ được tích lũy từ thực tế, mong rằng nó sẽ giúp cho các bạn tân sinh viên sẽ tìm được một nhà trọ ưng ý, đảm bảo an ninh và là nơi để gắn bó, lưu giữ những kỉ niệm đẹp suốt quãng đời sinh viên phía trước.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *