Tư vấn mua nhà đất tại Hà Nội – Những kinh nghiệm cần biết

Bài viết dưới đây là những kinh nghiệm mà Nhà Đất Số xin chia sẻ kinh nghiệm trong hành trình tìm nhà đất gian nan.

1. Chắt lọc thông tin khi mua nhà Hà Nội qua môi giới, báo chí để chắt lọc thông tin đầu vào, để đỡ mất công đi xem nhà.

Bạn có thể tìm thấy các rao bán của chính chủ nhà thường có địa chỉ nhà cụ thể trên các website đăng tin mua bán như NhaDatSo.com, các diễn đàn về bất động sản để có nhiều nhà chính chủ do chủ nhà đăng tin.

Đa phần bạn sẽ tìm thấy tin đăng của rao bán của môi giới nhà đất:

Ví dụ bạn tìm được căn nhà được rao bán trên báo với nội dung như sau: “Chung cư C37 Băc Hà, 100m2, tòa T01 giá 28tr/m2” (tin đăng từ NhaDatSo.com).

Đa số các đoạn rao bán này là sản phẩm của các môi giới nhà đất. Bạn có nên bỏ qua không? Theo tôi là không, vì lý do môi giới nhà đất là những người:

  • Am hiểu thị trường, kiến thức phong phú
  • Có nhiều mối quan hệ, có nhiều sản phẩm
  • Có thể thay mặt bạn đàm phán với chủ nhà để có một mức giá hợp lý thỏa mãn cả hai bên
  • Có thể nhanh chóng nắm bắt nhu cầu và cung cấp cho bạn sản phẩm phù hợp nhất
  • Sẵn sàng tư vấn cho bạn một mức giá hợp lý
  • Chỉ thu phí từ bên bán

Bất động sản có đặc thù là một tài sản lớn, cộng với sự phức tạp của thị trường và các quy định pháp luật chồng chéo, bạn chắc chắn không nên từ chối sự hỗ trợ của các chuyên viên môi giới. Chỉ cần trước khi làm việc với họ, bạn nói rõ nhu cầu và mong muốn của mình, cùng với những kinh nghiệm mua nhà đất đã tích lũy được chắc chắn bạn sẽ không bao giờ phải mua hớ.

2. Tìm hiểu pháp lý trước khi quyết định mua nhà Hà Nội

Để biết nhà có nằm trong diện quy hoạch không, hãy bỏ ra chút chi phí bôi trơn cho các cơ quan hành chính. Hoặc đơn giản hơn bạn nhờ các chuyên viên môi giới nhà đất vì trước khi rao bán một căn nhà miếng đất nào đó Họ đã sơ bộ thẩm tra tính pháp lý rồi.

Họ sẽ cung cấp cho bạn những thông tin xác thực nhất. Nếu có thời gian, bạn có thể làm quen và tiếp xúc với những người hàng xóm xung quanh căn nhà đó. Một là làm quen trước với hàng xóm mới, hai là tìm hiểu động cơ bán nhà và hoàn cảnh gia đình của gia chủ. Kinh nghiệm cho thấy, đây là những kho thông tin vô giá mà không người môi giới nhà đất nào có được.

Lưu ý nếu căn nhà là tài sản thừa kế của nhiều người thì việc mua bán phải được sự đồng ý của tất cả những người có quyền thừa kế. Nếu người bán có gia đình, việc mua bán phải nhận được sự đồng ý của cả vợ, chồng và tất cả những người con trên 18 tuổi của họ. Nhiều trường hợp, chủ nhà đã cho người đóng giả vợ/chồng mình để ký khống vào hợp đồng mua bán, và người mua sẽ không tránh khỏi những tranh chấp trong quá trình cư trú sau này.

Bạn cũng nhớ nghiên cứu kỹ sổ đỏ, nếu là nhà hai tầng trở lên nhưng trong sổ đỏ chỉ đề cập đên đất, thì có nghĩa nhà xây không phép, nếu sau này Nhà nước có thu hồi thì chỉ được đền bù phần đất riêng phần nhà sẽ không được đền bù, bạn hãy nhớ lập luận để đòi giảm giá.

3. Nghiên cứu kỹ sổ đỏ là kinh nghiệm mua nhà không thể thiếu tại Hà Nội

Nếu diện tích thực là 50m2 nhưng trong sổ đỏ chỉ 40m2 thì chứng tỏ họ lấn chiếm 10m2, vậy bạn hãy thương lượng để chỉ phải trả tiền cho 40m2 trong sổ đỏ thôi.

Nếu người bán không phải là chính chủ, bạn hãy yêu cầu họ cho gặp chính chủ mang tên sổ đỏ căn nhà, để thuận tiện cho việc sang tên đổi chủ sau này

Nếu bạn mua nhà cấp 4, diện tích nhỏ hơn 30 m2, thì nhớ yêu cầu chủ nhà xin giấy phép xây dựng cho căn nhà, thông thường đó là một số tiền không nhỏ. Sau khi hoàn thành bạn mới nên đặt cọc tiền mua.Việc này đảm bảo bạn tránh phải rủi ro mua đất trong vùng quy hoạch – là khu vực bị cấm xây nhà kiên cố.

  • Chọn nhà, đất và trả giá
  • Cần tìm hiểu mặt bằng giá để mua nhà không bị hớ
  • Ngõ cửa nhà rộng ít nhất 2m, để xe máy có thể tránh nhau
  • Cách đường lớn không quá 100m
  • Gần nhà trẻ, chợ/siêu thị, bệnh viện
  • Mặt tiền nhà tốt thiểu 3m

Nếu bạn chú trọng đến vấn đề phong thủy, thì nên tránh nhà trong ngõ cụt, nhà có đường đi đâm thẳng vào nhà.

Kinh nghiệm mua nhà đất không thể bỏ qua

“Kinh nghiệm mua nhà đất không thể bỏ qua” chọn lọc một số nội dung thiết yếu của chuyên đề này dành riêng cho người mua nhà, đất để ở hay đầu tư hoặc nghỉ dưỡng. Qua đây, góp phần cập nhật kinh nghiệm thực tế, giúp khách hàng nâng cao khả năng nhận định rủi ro, phân tích, lựa chọn được bất động sản phù hợp nhất tùy theo nhu cầu.

Bài 1: Rủi ro pháp lý

Pháp lý dự án là yếu tố quan trọng mà khách hàng thường rất chủ quan để dẫn đến bị lừa đảo, kiện tụng, tranh chấp về sau. Trong mỗi hợp đồng mua bán, góp vốn hay cho thuê đều có ghi căn cứ làm cơ sở thực hiện giao dịch. Tuy nhiên, rất hiếm trường hợp khách hàng để ý đến những điều này. Đa phần, họ chỉ quan tâm giá tiền bao nhiêu, khi nào đến hạn thanh toán, số đợt thanh toán, thời gian giao nhà, nền. Vậy, đâu là rủi ro thường gặp và làm cách nào để kiểm soát được rủi ro đó?

Qua nghiên cứu các tình huống, dự án thực tế, những hồ sơ kiện tụng, tranh chấp về nhà đất, chuyên gia, Tiến sỹ Lê Bá Chí Nhân cho biết rủi ro về mặt pháp lý xuất hiện “muôn hình vạn trạng”. Đa phần, khách hàng chỉ biết khi dự án gặp vấn đề, việc đòi lại quyền lợi chính đáng lúc này vô cùng nan giải. Do vậy, khách hàng cần phải biết trước để phòng tránh 10 rủi ro phổ biến sau đây:

1. Chủ đầu tư tự ý chẻ nhỏ căn hộ, tăng số căn hộ trong dự án, tăng số phòng trong mỗi căn hộ:

Nhiều doanh nghiệp BĐS thời gian qua đã chia nhỏ căn hộ để bán hoặc cho thuê khi chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan chức năng. Theo Khoản 5, Điều 23 Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư (Ban hành kèm theo Quyết định số 08/2008/QĐ-BXD ngày 28/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng) một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong sử dụng nhà chung cư là: “Thay đổi kết cấu, thiết kế của phần sở hữu riêng hoặc phần sử dụng riêng (xây tường ngăn lên mặt sàn, di chuyển các trang thiết bị và hệ thống kỹ thuật gắn với phần sở hữu chung, đục phá căn hộ, cơi nới diện tích dưới mọi hình thức)… ”.

Những dự án rơi vào trường hợp này sẽ gặp vấn đề khi hoàn công, làm giấy chủ quyền và không đảm bảo an toàn, tiện ích khi đưa vào sử dụng.

2. Mập mờ chủ đầu tư dự án và doanh nghiệp hợp tác đầu tư

Khách hàng phải thận trọng những trường hợp giả danh chủ đầu tư nhưng thực chất chỉ là môi giới hoặc đầu tư thứ cấp.

3. Bên đứng tên ký hợp đồng không đúng thẩm quyền

Về nguyên tắc, người đại diện pháp luật của chủ đầu tư ký tên trong hợp đồng mua bán là đúng thẩm quyền, mặc khác, theo quy định nếu bán dự án, căn hộ thì công ty được bán 20%, sàn giao dịch bán 80%. Các trường hợp khác phải có giấy ủy quyền hợp pháp. Khách hàng phải xem nội dung giấy ủy quyền để biết: Bên ủy quyền có hợp pháp không, nội dung ủy quyền là gì, thời hạn ủy quyền còn hiệu lực không… nếu không thận trọng, hợp đồng ký không có hiệu lực thì sẽ ảnh hưởng quyền lợi về sau, nhất là khi xảy ra tranh chấp

4. Cho thuê căn hộ chưa hình thành

Khoản 1, Điều 28, Luật Kinh doanh bất động sản quy định: “Nhà, công trình xây dựng cho thuê phải là nhà, công trình xây dựng đã có sẵn.” Trường hợp làm trái, có thể bị xử phạt theo quy định tại Khoản 2, Điều 31, Nghị định 23/2009/ND-CP vì “Kinh doanh các bất động sản không đủ điều kiện hoặc không được phép đưa vào kinh doanh theo quy định;”.

5. Kinh doanh dự án chưa đủ điều kiện

Thực tế, nhiều dự án chung cư chưa xây xong phần móng nhưng chủ đầu tư (CĐT) đã bán căn hộ, hoặc dự án còn chưa có giấy phép xây dựng nhưng CĐT đã cố tình xây trái phép để bán… Những trường hợp này, hợp đồng không có hiệu lực pháp lý. Ngoài ra, tình huống này cũng cho thấy uy tín và tài chính của CĐT có vấn đề thì họ mới bất chấp để làm trái pháp luật.

6. Phân lô bán đất nền trái phép, thậm chí dự án chưa đền bù giải tỏa xong, hạ tầng chưa hoàn chỉnh cũng bán

Theo Khoản 7, Điều 4, Nghị định số 11/2013/NĐ-CP: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể những khu vực được thực hiện chuyển quyền sử dụng đất đã được đầu tư hạ tầng cho người dân tự xây dựng nhà ở theo quy hoạch chi tiết của dự án đã được phê duyệt, sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng.” Theo đó, một số dự án có thể được phân lô bán nền sau khi làm xong hạ tầng. Tuy nhiên, Nghị định này vẫn chưa có Thông tư hướng dẫn. Nhiều doanh nghiệp vì những khó khăn tài chính đã “chạy trước” Nghị định, bán nền trái phép.

7. Ăn gian diện tích căn hộ

Khoản 2, Điều 21, Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 1/9/2010 hướng dẫn thi hành Nghị định số 71/2010/NĐ-CP nêu: “Diện tích sàn căn hộ mua bán (được xác định theo nguyên tắc tính kích thước thông thuỷ của căn hộ hoặc tính từ tim tường bao, tường ngăn chia các căn hộ)”. Như vậy chỉ có 2 cách tính; CĐT tính cách nào thì phải nêu rõ trong hợp đồng. Thực tế, nhiều CĐT cố tình ăn gian, tính diện tích phủ bì, tính luôn phần cột, vách chịu lực, hộp gen vào diện tích căn hộ.

8. Xem kỹ điều kiện bất khả kháng

Đã có trường hợp dự án không thi công đúng tiến độ bị nhà nước thu hồi. CĐT đã cho tình huống này vào hợp đồng là điều bất khả kháng, do vậy khách hàng hoàn toàn bất lợi vì không chịu nghiên cứu hợp đồng trước khi ký.

9. Giá trị hợp đồng đã bao gồm tiền sử dụng đất hay chưa, các loại thuế, phí khác mà khách hàng phải chịu cần làm rõ ngay từ đầu để tránh tranh chấp về sau

10. Ăn gian thuế GTGT

Nhiều hợp đồng mua bán ở các dự án BĐS đều tính thuế GTGT 10% trên giá trị hợp đồng. Cách tính này không đúng quy định, ăn gian thuế GTGT của khách hàng. Thông tư số 06/2012/TT-BTC đã ghi rõ: “Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, giá tính thuế là giá chuyển nhượng bất động sản trừ (-) giá đất được trừ để tính thuế GTGT”. Đây là thủ đoạn chiếm dụng tiền một cách tinh vi của chủ đầu tư mà khách hàng cần phải xem lại để không bị lừa.

Những rủi ro này, khách hàng hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng 5 bước khá đơn giản như sau:

  • Yêu cầu bên bán cung cấp quyết định giao đất của cơ quan có thẩm quyền, quyết định phê duyệt dự án, bản vẽ quy hoạch chi tiết 1/500, giấy phép xây dựng. Trên cơ sở đó, khách hàng có thể đối chiếu thông tin sản phẩm mà bên bán giới thiệu. Những trường hợp không cung cấp hồ sơ, khách hàng không nên mạo hiểm ký hợp đồng để phải lãnh đủ rủi ro về sau
  • Quyết định giao đất cho công ty nào thì công ty đó là CĐT. Trường hợp bên ký hợp đồng không phải là người đại diện pháp luật của CĐT thì khách hàng phải yêu cầu cung cấp giấy ủy quyền để đối chiếu xem có hợp pháp không
  • Đối với dự án chung cư phải xây xong móng mới được bán; tương tự đất nền cũng phải xong móng, xong hạ tầng mới được chuyển nhượng. Khách hàng phải yêu cầu bên bán cung cấp biên bản nghiệm thu hoàn thành phần móng. Lưu ý, phần móng bao gồm cả cọc và đài, giằng móng; nhiều dự án mới thi công phần cọc mà chưa thi công đài, giằng móng thì chưa phải là hoàn thành móng
  • Về thuế GTGT, nhiều hợp đồng ghi chung chung giá đã bao gồm thuế VAT. Khách hàng phải yêu cầu CĐT tách giá trị quyền sử dụng đất là bao nhiêu, thuế GTGT là bao nhiêu trước khi ký hợp đồng
  • Khách hàng phải yêu cầu bên bán cung cấp hợp đồng để đem về nghiên cứu kỹ. Ngoài giá trị hợp đồng, thuế GTGT, khách hàng phải lưu ý các loại thuế, phí khác mà khách hàng phải chịu; cách tính diện tích căn hộ đã rõ ràng, đúng quy định chưa; thời hạn bàn giao nhà; nếu không giao nhà đúng hạn thì CĐT bị phạt như thế nào, có trường hợp nào CĐT chậm giao nhà mà vẫn không bị phạt hay không; điều kiện bất khả kháng có hợp lý không; thời gian giao sổ hồng; diện tích sở hữu chung; những trang thiết bị sử dụng chung, riêng đã ghi cụ thể hay chưa; các điều khoản khác đã công bằng với các bên chưa… Đối với người ít kinh nghiệm giao dịch, nghiên cứu hợp đồng mấy chục trang giấy cần có nhiều thời gian. Nếu cần, với toàn bộ những hồ sơ, hợp đồng mà bên bán cung cấp, khách hàng có thể nhờ luật sư, người có kinh nghiệm tư vấn, chớ vội vàng nghe lời người bán “không mua nhanh sẽ hết” mà bị lừa.

Những kinh nghiệm được đúc kết từ thực tế và chia sẻ của chuyên gia, Tiến sỹ Lê Bá Chí Nhân là những yếu tố căn bản, thiết yếu mà khách hàng cần nắm rõ để việc  và cũng như khu vực khác  giảm thiểu rủi ro phát sinh.

Mua bán

Bạn đang có dự định mua hoặc bán nhà, đất tại Hà Nội, nhưng lại lo lắng về vấn đề pháp lí. Để tránh bị thiệt hại và gặp rắc rối khi thực hiện việc , bạn hãy tham khảo những lời khuyên sau đây:

  1. Giai đoạn thương lượng, đàm phán

– Tìm hiểu giấy tờ pháp lý của tài sản. Để biết giấy thật hay giả có thể bằng mắt thường xem dấu nổi và dấu đỏ cũng như nội dung in trên giấy có rõ ràng, sắc nét hay không. Dấu giả thường kém sắc nét, thậm chí nhòe nhoẹt, con chữ không ngay ngắn, đồng đều. Trong trường hợp gặp khó khăn trong việc đánh giá thật giả có thể nhờ người có chuyên môn như công chứng viên, cán bộ phòng tài nguyên môi trường.

– Kiểm tra tài sản trên thực tế và tài sản trên giấy chứng nhận. Nhiều trường hợp trên giấy chứng nhận ghi là nhà cấp 4 nhưng trên thực tế là ngôi nhà 5 tầng thì sẽ gặp khó khăn khi làm thủ tục chuyển nhượng. Trường hợp này cần tìm hiểu việc cấp phép xây dựng.

– Cần tìm hiểu nhà đất chuyển nhượng có bị tranh chấp với hàng xóm liền kề hay tranh chấp giữa các đồng sở hữu hoặc với người khác. Để kiểm tra có thể hỏi tại UBND xã, phường, thị trấn, tổ trưởng dân phố, trưởng thôn hoặc hỏi ngay những người sống liền kề…

– Nhiều trường hợp tài sản chỉ đứng tên một người (vợ hoặc chồng) nhưng nếu tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng thì khi chuyển nhượng phải có đầy đủ vợ chồng tham gia, ký kết. Nếu một người không có mặt ở địa phương như đang ở nước ngoài, đang chấp hành hình phạt tù… sẽ gặp khó khăn khi chuyển nhượng.

– Tìm hiểu ở Phòng công chứng xem tài sản có đang liên quan đến một giao dịch khác như đặt cọc, cầm cố, bảo lãnh, ủy quyền… hay không? Nếu có, về nguyên tắc phải hủy bỏ những giao dịch này rồi sau đó các bên mới thực hiện được chuyển nhượng.

  1. Giai đoạn ký hợp đồng, thanh toán

– Hạn chế việc mua bán viết tay, nếu tài sản đã có giấy chứng nhận nên đến phòng công chứng để làm hợp đồng mua bán.

– Việc đặt cọc, mua bán nên mời người làm chứng. Người làm chứng không nên là người có quan hệ họ hàng, huyết thống với bất kỳ bên nào.

– Việc thanh toán cần thực hiện tại ngân hàng, không nên thanh toán ở địa điểm khác. Cách tốt nhất là người mua để tiền trong tài khoản, khi mua bán hai bên ra ngân hàng và bên mua chuyển khoản cho bên bán, không mất thời gian kiểm đếm, không sợ tiền giả và không gặp nguy hiểm khi mang số tiền lớn đi đường.

– Hạn chế việc đặt cọc, mua bán bằng ngoại tệ bởi việc mua bán này có thể bị vô hiệu, gây thiệt hại cho các bên.

– Ngay sau khi ký hợp đồng công chứng, một trong các bên phải liên hệ nộp thuế với cơ quan thuế để tránh bị phạt do chậm nộp.

– Khi nhận Giấy chứng nhận (cấp cho bên mua) cần kiểm tra các thông tin ghi trên giấy chứng nhận có chính xác không. Nếu phát hiện sai sót phải đề nghị đính chính ngay.

Những lời khuyên trên đây sẽ giúp bạn hạn chế được rủi ro khi mua bán nhà hoặc bán đất tại Hà Nội.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *